Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Xử lý 9 ngân hàng yếu kém trong tháng 6

Habubank sẽ chấm dứt hết nợ xấu - Mục tiêu Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra là ngay trong tháng 6 này sẽ hoàn tất phương án xử lý 9 ngân hàng yếu kém.

Giải trình trước Quốc hội chiều (8/6) về nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã nêu cụ thể mục tiêu nói trên.


Thống đốc cho biết, trong tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Thường trực Chính phủ thông qua kế hoạch xử lý 2 trong số 9 ngân hàng yếu kém. Và dự kiến mỗi tuần cơ quan này sẽ trình Chính phủ 2 đề án, qua đó hoàn tất phương án xử lý 7 ngân hàng còn lại ngay trong tháng 6 này.

Hiện tất cả các ngân hàng trên đều chưa được tiết lộ danh tính cụ thể. Còn phương án xử lý, theo Thống đốc, được tiến hành ở hai hướng.

Trên cơ sở kiểm toán đặc biệt và kiểm toán độc lập, Ngân hàng Nhà nước sẽ để các ngân hàng chủ động tự lên phương án tự tái cơ cấu; trường hợp không “tự xử” được, cơ quan này sẽ vào cuộc bắt buộc cho sáp nhập.

Thống đốc cho biết, hiện các ngân hàng nói trên cơ bản đã có kế hoạch chủ động kêu gọi nhà đầu tư rót vốn, hoặc tìm kiếm các đối tác hợp nhất, sáp nhập. Một số trường hợp đang trong quá trình chủ động và tự nguyện đàm phán để có thể đi đến kết quả cuối cùng.

Một lần nữa, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập đến khả năng cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào tái cơ cấu nhóm ngân hàng này, nhưng chỉ khi các tổ chức trong nước không thể tham gia.

>> Habubank đẩy lùi nợ xấu - bảng tóm tắt điều lệ sáp nhập


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Hết nợ xấu - Giá cổ phiếu Habubank và SHB

Sau khi sáp nhập thành công Habubank sẽ chấm dứt hết nợ xấu. Nếu không có căn cứ tính toán chính xác mức độ điều chỉnh, HNX có thể cân nhắc áp dụng biện pháp nới rộng biên độ giao dịch để thị trường tự quyết định giá cổ phiếu SHB.

Trên sàn chứng khoán, diễn biến giá cổ phiếu của hai ngân hàng khá tương đồng trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2012. Sau đó, diễn biến giá có sự khác biệt, mặc dù cùng tăng cùng giảm, nhưng mức độ chênh lệch đã tạo ra một khoảng cách khá lớn.

Tính đến ngày 14/6, giá cổ phiếu SHB là 9.300 đồng/CP, tương đương giảm 20,5% so với mức đỉnh 11.700 đồng/CP. Còn giá cổ phiếu Habubank là 5.100 đồng/CP, tương đương giảm 33,7% so với mức đỉnh 7.700 đồng/CP. Tuy nhiên, nếu so với mức đáy trong 6 tháng qua, cổ phiếu SHB đã tăng giá tới 72,2%, còn cổ phiếu HBB tăng 27,5%.

Tại ĐHCĐ SHB ngày 5/5/2012, Chủ tịch HĐQT SHB, ông Đỗ Quang Hiển giải thích, theo thỏa thuận của Habubank và SHB, khi hoán đổi cổ phiếu giữa hai ngân hàng, cổ đông Habubank được nhận 75% giá trị trên vốn điều lệ của Habubank (4.050 tỷ đồng), 25% còn lại sẽ bù đắp lại cho cổ đông của SHB. SHB sẽ phát hành số lượng cổ phiếu 100% vốn điều lệ hiện tại của Habubank để hoán đổi.

Ông Hiển cho biết: “Bản chất đây không phải là cổ phiếu thưởng, cổ phiếu thặng dư, nên không có việc điều chỉnh giá tham chiếu, cũng như pha loãng cổ phiếu”.

Như vậy, cổ phiếu SHB sẽ không bị điều chỉnh giá khi phát hành thêm cổ phiếu mới. Thay vào đó, cổ đông của Habubank sẽ đổi 1 cổ phiếu Habubank lấy 0,75 cổ phiếu SHB mới tương ứng. Giả sử giá cổ phiếu SHB trên sàn không đổi (đứng ở mức 9.300 đồng/CP), thì theo tính toán của ĐTCK dựa trên diễn biến giá trong thời gian qua, cổ phiếu Habubank đang được giao dịch dưới giá trị quy đổi xấp xỉ 20%.


Phương án chuyển đổi đã được công bố từ trước, vậy tại sao cổ đông của Habubank lại đang bán thấp hơn giá trị sẽ nhận được? Lý giải nguyên nhân này, một số chuyên gia và nhà đầu tư cho biết, giá cổ phiếu Habubank thấp hơn phản ánh kỳ vọng của cổ đông về việc giá cổ phiếu SHB mới sẽ giảm mạnh sau khi sáp nhập. Bên cạnh đó, việc không biết quá trình sáp nhập sẽ kéo dài bao lâu khiến cổ đông không còn đủ kiên nhẫn nắm giữ cổ phiếu. Tuy nhiên, một lý do hợp lý khác cũng được đưa ra là việc cổ phiếu Habubank thời gian qua đã được nhiều nhà đầu tư lướt sóng “ăn theo” thông tin sáp nhập và giờ là giai đoạn thoái trào của cổ phiếu này.